Tại hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 sẽ diễn ra vào ngày 9-10/8. Từ nay đến lúc đó chỉ còn khoảng 2 tháng, nên các địa phương cần phải rất gấp rút thực hiện nghiêm ngặt các công việc được giao theo phân công.
Về chuẩn bị trước khi tổ chức kỳ thi, theo ông Nhạ, hiện Bộ GD-ĐT đã ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT. Do đó, đề nghị các địa phương sớm thành lập Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, trong đó phân công rõ công việc, nhiệm vụ, trách nhiệm cho từng thành viên.
“Việc tham gia Ban chỉ đạo cần tránh mang tính hình thức, phân công công việc chung chung rồi thực hiện không nghiêm túc, dẫn đến hổng dù chỉ một khâu cũng có thể gây rủi ro lớn. Đề nghị lãnh đạo địa phương chỉ đạo các sở ban ngành liên quan tham gia Ban chỉ đạo kỳ thi và ưu tiên cho công tác này trong thời gian tới”, ông Nhạ nói.
Bên cạnh đó, tư lệnh ngành giáo dục cũng cho hay việc thành lập hội đồng thi và các ban, tiểu ban phục vụ kỳ thi cũng phải rõ chức năng, nhiệm vụ, rõ người và rõ trách nhiệm. Phải tập huấn kỹ lưỡng cho nhân sự tham gia để từng thành viên đều nắm chắc nghiệp vụ chuyên môn; chú ý chọn người tham gia kỳ thi có phẩm chất, đạo đức tốt.
“Căn cứ vào phân công nhiệm vụ của Ban chỉ đạo, Hội đồng thi, từng thành viên phải xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ một cách cụ thể, chi tiết. Căn cứ vào kế hoạch này để giám sát thường xuyên, đôn đốc, nhắc nhở kịp thời, tránh tình trạng “khoảng tối dưới chân đèn”. Tới đây, thanh tra Bộ sẽ thanh kiểm tra công tác thực hiện của các địa phương; kiểm tra qua kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cụ thể. Đề nghị thanh tra Bộ khi thanh tra, kiểm tra phải có kết luận để bộ phận chưa làm tròn trách nhiệm phải khắc phục kịp thời”, ông Nhạ nhấn mạnh.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Tránh tình trạng “khoảng tối dưới chân đèn” trong tổ chức thi THPT 2020 |
Trong nhiệm vụ chuẩn bị kỳ thi, ông Nhạ đặc biệt lưu ý về công tác tập huấn cho các thành viên tham gia làm thi.
“Đây là nhiệm vụ rất quan trọng. Chúng ta phải làm sao để từng người tham gia công tác làm thi phải hiểu rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của mình. Bởi lẽ, nếu hiểu không đúng, chưa đầy đủ thì thực hiện sẽ lúng túng hoặc làm sai và như thế có thể ảnh hưởng đến chất lượng kỳ thi. Việc tập huấn do đó cần thực hiện nghiêm túc, kỹ lưỡng”.
Về chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ kỳ thi, ông Nhạ đề nghị các địa phương quan tâm, chỉ đạo thực hiện sát sao. Trong đó, cần lưu ý việc chuẩn bị và lắp đặt camera bảo đảm chất lượng theo quy định; tránh hiện tượng có camera nhưng không hoạt động hoặc hoạt động trục trặc. Một số vùng miền núi hay xảy ra mưa lũ, địa phương cần có phương án dự phòng để bảo đảm an toàn cho điểm thi, hỗ trợ thí sinh đến dự kỳ thi an toàn, kịp thời.
Về tổ chức kỳ thi, Bộ trưởng Nhạ đặc biệt lưu ý một số khâu như: in sao, vận chuyển đề thi; bảo quản đề và bài thi. “Đối với các giáo viên được cử tham gia công tác coi thi, các nhà trường cần chủ động có kế hoạch để giáo viên được tập huấn, phát huy trách nhiệm trong coi thi. Tránh chuyện vì không hiểu quy chế thi hoặc có lý do cá nhân dẫn đến việc thực hiện không nghiêm túc; hoặc thiếu kinh nghiệm nên xử lý tinh huống lúng túng.
Nhấn mạnh không để "một lỗ thủng nhỏ đánh đắm cả con tàu", Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ lưu ý phải thực hiện bài bản, kỹ càng tất cả các khâu trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới.
Về công tác chấm thi, công bố kết quả thi, phân tích phổ điểm, ông Nhạ cho hay một điểm mới là năm nay sẽ thực hiện đối sánh, phân tích kết quả thi và kết quả học tập bậc THPT của thí sinh. Theo ông Nhạ, qua đó sẽ giúp phát hiện ra những “điểm trũng” để có chính sách cải thiện tốt hơn, hướng tới nâng cao chất lượng giáo dục.
Thanh Hùng
Ông Hà Thanh Quốc, Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Nam kiến nghị Bộ không nên xếp thứ tự điểm trung bình các môn thi của các địa phương. Bởi điều này tạo áp lực cho các Sở.
" alt=""/>Bộ trưởng Giáo dục: Sẽ đối chiếu điểm thi tốt nghiệp THPT với học bạCác nền tảng mạng xã hội và trò chơi điện tử được thiết kế dựa trên thuật toán "kích thích dopamine" gây nghiện, khiến trẻ mất tập trung vào thực tế và bỏ bê trách nhiệm. Các tính năng tự động phát (autoplay), tự động âm thanh (autosound) và thuật toán liên tục cung cấp nội dung theo sở thích, làm trẻ dán mắt vào các thiết bị điện tử. Đặc biệt, não bộ non nớt của trẻ em rất nhạy cảm, có thể bị "lập trình" bởi các "vòng lặp" nội dung vô bổ và thiếu lành mạnh, làm giảm khả năng tư duy, phát triển trí tuệ, và ảnh hưởng sức khỏe tinh thần.
Về lối sống, tiếp xúc với hình ảnh "ảo hoàn hảo" làm trẻ so sánh bản thân với người khác, dẫn đến trầm cảm và tự ti. Hiện tượng này được gọi là "so sánh xã hội". Trẻ còn chịu áp lực bởi tiêu chuẩn sắc đẹp phi thực tế từ influencer, KOL, và quảng cáo. Nhiều trẻ cố gắng thay đổi hình dáng hoặc phong cách, dẫn đến rối loạn ăn uống và những hành vi không lành mạnh. Cảm giác sợ bị bỏ lỡ (FOMO) khiến trẻ thêm căng thẳng khi thấy mình thiếu các trải nghiệm mà cộng đồng chia sẻ.
Về thể chất, việc lướt mạng hoặc chơi game trễ vào ban đêm gây rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến cảm xúc và việc học tập. Hộp sọ mỏng của trẻ hấp thụ bức xạ điện từ nhiều hơn, gây lo ngại về tác động lâu dài của công nghệ. Ánh sáng xanh từ màn hình làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ và tăng nguy cơ thoái hóa điểm vàng. Trẻ dễ bị hội chứng thị giác màn hình với triệu chứng đau đầu, khô mắt và mỏi mắt. Ngoài ra, tư thế cúi đầu kéo dài gây đau cột sống và hội chứng "text neck" đặc biệt nguy hại trong giai đoạn phát triển xương. Thiếu vận động do sử dụng thiết bị quá mức làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường, và rối loạn chuyển hóa.
Não của trẻ còn bị ảnh hường bởi những thông tin nhạy cảm và lệch lạc trên mạng, dễ dẫn đến việc bị thao túng về tâm lý và tư duy, từ đó bị thao túng về hành vi.
Tình trạng bắt nạt qua mạng ngày một nghiêm trọng. Trẻ bị quấy rối hoặc làm nhục trực tuyến, gây tổn thương tâm lý. Trẻ cũng dễ bị lôi kéo vào các hành vi không lành mạnh như sử dụng rượu, thuốc lá, chất kích thích, tình dục, bài bạc, và cá độ, gây hậu quả nặng nề đến sức khỏe, tiền bạc, và tương lai.
Ngoài ra, trẻ chưa hiểu rõ tác động của "dấu chân kỹ thuật số", dễ chia sẻ thông tin cá nhân hoặc đăng nội dung ảnh hưởng đến tương lai.
Mạng xã hội và trò chơi cũng làm suy giảm kỹ năng giao tiếp của trẻ. Việc thiếu tương tác ngoài đời thực khiến trẻ thiếu nhạy cảm trước các cảm xúc thật và ngôn ngữ cơ thể. Trẻ quan tâm ưu tiên các mối quan hệ ảo, trở nên tự cô lập với gia đình và bạn bè.
Để bảo vệ trẻ em, nhiều quốc gia áp dụng các biện pháp như giới hạn độ tuổi, kiểm soát nội dung, quyền kiểm soát của phụ huynh, giáo dục kỹ năng số và xây dựng khung pháp lý. Tại Mỹ, Đạo luật bảo vệ quyền riêng tư trẻ em trên mạng (COPPA) yêu cầu người dùng mạng xã hội phải từ 13 tuổi trở lên. Hàn Quốc yêu cầu sự đồng ý của phụ huynh đối với người dùng dưới 16 tuổi. Quy định bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) của Liên minh Châu Âu yêu cầu sự đồng ý của phụ huynh khi xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ dưới 16 tuổi. Trung Quốc sử dụng hệ thống xác minh danh tính thực để giám sát hoạt động người dùng mạng xã hội và chỉ cho phép trẻ em dưới 14 tuổi sử dụng 40 phút mỗi ngày với nội dung phù hợp.
Tại Việt Nam, Nghị định 147/2024/NĐ-CP sẽ có hiệu lực vào ngày 25/12/2024. Nghị định này quy định trẻ dưới 16 tuổi không được tự tạo tài khoản mạng xã hội, cha mẹ hoặc người giám hộ phải đăng ký thay và giám sát nội dung truy cập của trẻ. Nghị định cũng giới hạn thời gian chơi game trực tuyến cho người dưới 18 tuổi, không quá 60 phút mỗi trò chơi và tổng cộng không quá 180 phút mỗi ngày. Các doanh nghiệp dịch vụ trò chơi điện tử phải thực hiện biện pháp bảo vệ trẻ em, như phân loại trò chơi theo độ tuổi và cung cấp công cụ kiểm soát cho phụ huynh.
Cha mẹ đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ trẻ khỏi tác hại của mạng xã hội. Một biện pháp hiệu quả là tắt (Off/Disable) các tính năng tự động phát và tự động âm thanh. Kinh nghiệm cá nhân cho thấy, việc tắt các tính năng tự động này đã giảm trên 90% thời gian màn hình. Vì vậy, tôi đặc biệt khuyến khích mọi người làm theo. Ngoài ra, cha mẹ có thể giới hạn thời gian sử dụng màn hình thông qua các chức năng tích hợp trên thiết bị hoặc ứng dụng quản lý thời gian: chỉ cho phép trẻ truy cập mạng xã hội hoặc chơi game sau khi hoàn thành bài tập, giúp việc nhà, và không cho phép sử dụng thiết bị điện tử trong giờ ăn hoặc trước khi đi ngủ. Cha mẹ cũng nên là tấm gương, tránh lạm dụng thiết bị điện tử trước mặt trẻ.
Giáo dục trẻ kỹ năng số là cần thiết, để trẻ nhận diện nội dung không phù hợp, thông tin giả, và hành vi bắt nạt. Trẻ cần hiểu cách bảo vệ thông tin cá nhân, tạo mật khẩu mạnh, và chỉ kết bạn với người quen. Tăng cường hoạt động ngoại khóa, thể thao, hoặc giao lưu gia đình là cách giúp trẻ giảm phụ thuộc vào mạng xã hội. Các sở thích như đọc sách, vẽ tranh, học nhạc, hay tham gia các câu lạc bộ như hướng đạo sinh, cờ vua cũng là giải pháp hữu ích.
Mạng xã hội bên cạnh những lợi ích, bộc lộ nhiều mặt tiêu cực cho người dùng, đặc biệt là trẻ em, mà "thối não" có lẽ là một hình ảnh biểu tượng rất dễ hình dung.
Bùi Mẫn
" alt=""/>'Thối não' vì sống ảoTIN BÀI CÙNG CHUYÊN MỤC
Cơ quan pháp luật ‘phớt lờ’ báo chí thì với dân ra sao?
Nợ cầm đồ hàng tỉ đồng rồi bỏ trốn
Tin tiêu cực còn miên man quá
Không có sổ bảo hiểm, có được nhận bảo hiểm thất nghiệp?
" alt=""/>Bốc thăm trúng thưởng: Trúng thưởng xe máy rồi không trao?